Giỏ hàng

NHỮNG BÍ MẬT CHƯA BIẾT VỀ LOÀI MỐI - CON MỐI NHƯ THẾ NÀO?

Đời sống của loài mối có thể xem như một mô hình xã hội thu nhỏ với tính tập thể và phân công vai trò rất rõ ràng. Cùng tìm hiểu qua đặc tính sống và tổ chức xã hội của loài mối dưới đây

Đặc tính sống của bầy mối? mối gồm các loại nào

CON MỐI NHÌN NHƯ THẾ NÀO?

Con mối tiếng Anh là termite, thuộc nhóm côn trùng, họ hàng gần với loài gián. Ít ai biết rằng loài mối là những sinh vật có từ thời nguyên thủy từ 200 triệu năm trước. Với sự phân chia công việc rõ ràng, vận hành theo trật tự và chăm chỉ làm việc 24/7, mỗi tổ mối được xây dựng như một vương quốc riêng biệt có mối chúa đứng đầu, tiếp theo là mối thợ, mối lính.

Loài mối xuất hiện từ rất lâu trên trái đất, mối có rất nhiều chủng loại

Con mối chúa


Mối chúa hay gọi là mối hậu, là con mối đầu đàn, chỉ có nhiệm vụ là ăn và đẻ trứng

Hình dáng mối chúa với đầu nhỏ, bụng to có thể lên đến 12 - 15cm. Thân trắng múp, căng mọng như 1 con sâu nhỏ. Phần ngực gồm 3 đốt tương ứng với 3 cặp chân. Do không sử dụng mắt nhiều nên mắt mối chúa bị thoái hóa.

hình dáng mối chúa như thế nào, mối chúa, mối hậu hình dáng như thế nào

Cả vòng đời mối chúa có thể sống đến 20-25 năm. Mỗi ngày chúng chỉ cần nằm đó ăn và đẻ. Sau 4 - 5 năm tư khi lên mối chúa, cơ quan sinh dục của nó bắt đầu phát triển hơn, đỉnh điểm có thể đẻ 8.000-10.000 trứng mối/ngày.

1 mối chúa đẻ được bao nhiêu mối con?

Con mối thợ


Mối thợ là lực lượng đông nhất trong tổ mối, chiếm đến 70-80% trong ''vương quốc''.

Hình dáng mối thợ nhỏ với các chi phát triển, có màu trắng ngả sang trắng nhạt, đầu thân tròn. Mối thợ bị mù bẩm sinh nhưng có bộ hàm mạnh mẽ cũng như sức khỏe tốt để có thể gánh vác mọi nhiệm vụ trong tổ mối.

Mối thợ có hình dáng nhỏ, màu trắng nhạt nhả vàng, đầu và thân tròn, với đôi mắt mù bẩm sinh

Từ khi còn là mối thợ non hoặc vừa phát triển, chúng sẽ ở lại trong tổ để phụ sửa sang ''lâu đài'', mở rộng lãnh thổ trong tổ mối. Chúng sử dụng đồ ăn và bùn, gia công lại với nhau để xây tổ. Thời gian còn lại chúng sẽ chăm sóc mối chúa, trứng mối và nuôi nấng mối con.

Mối thợ con  giúp xây dựng tổ mối, mối thợ non có hình dáng nhỏ, màu hơi sữa và trong

Khi trưởng thành, mối thợ sẽ cắt ra 10% lực lượng để đi kiếm ăn. Trong đó đa phần sẽ là những con mối lâu năm, tuổi thọ cao, có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm kiếm thức ăn.

Số mối thợ còn lại sẽ gánh vá những việc hậu cần đảm bảo duy trì cuộc sống trong tổ mối như: 

  • Xây dựng, sửa chữa tổ
  • Vận chuyển thức ăn
  • Làm đường
  • Hút nước
  • ....

Mối thợ được xem là trụ cột của tổ mối, không có mối thợ, tổ mối không thể tồn tại được. Với số lượng hùng hậu, sức tàn phá của mối trong cuộc sống của chúng ta bị ảnh hưởng vô cùng lớn. Chúng là loài ăn tạp nên từ sách vở, tài liệu, vật dụng trong nhà, đến ngôi nhà đều có thể bị chúng đe dọa

=> Có thể bạn quan tâm: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÓ MỐI TRONG NHÀ

Mối lính


Không khác gì quân lính trong xã hội loài người, mối lính được phân hóa tách ra từ nhóm các mối thợ lâu năm. 

hình ảnh loài mối lính có màu nâu, răng hàm chắc khỏe để ăn gỗ

Mối thợ có thân hình thuôn dài màu đỏ nhạt, nâu nhạt. Với hình dạng to khỏe và bộ hàm chắc chắn, vai trò chính của mối lính là bảo vệ tổ khỏi các loài côn trùng khác. Khi phát hiện kẻ thù, mối phát ra pheromone báo động cho các con mối lính khác lập tức đến nơi đang xảy ra cuộc tấn công.

Nếu tổ mối có vấn đề, mối lính sẽ cắm bất kỳ bức tường, đường hầm nào bị hỏng. Chúng đi lang thang trong các sảnh của tổ mối để tìm kiếm loài xâm nhập.

CON MỐI ĂN GÌ?

Thức ăn chính của mối là chất cellulose có trong gỗ. Bất kể các loại gỗ nào cũng là thức ăn của mối. Trong đường ruột của mối có 1 loại trùng roi, tiết ra chất dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung cấp năng lượng cho mối. Nhờ con trùng roi này, mối còn có thể ăn được cả giấy, vải và tất cả các vật dụng khác.

con mối ăn gì? Mối ăn gỗ, mùn cưa, giấy, các loại thực vật

Trong quá trình tìm kiếm thức ăn từ thực vật, bộ hàm của con mối có thể đục thủng cả những vật liệu như cao su, xốp, ăn cả tường nhà. Qua đó, ta có thể thấy được sức tàn phá của loài mối kinh khủng như thế nào.

CON MỐI TỪ ĐÂU RA - ĐƯỜNG XÂM NHẬP CỦA MỐI VÀO NHÀ

Loài mối phát sinh từ môi trường ẩm móc trong cấu trúc chỉ cần có gỗ là khả năng xuất hiện mối rất cao. Thông qua kết cấu gỗ dưới sàn, mối sẽ đục dần và di chuyển vào nhà từ bên trong

Con mối cũng có thể từ bên nhà hàng xóm đi lây qua nhà bạn. Vì nếu hàng xóm bị có mối vào nhà, sau 1 thời gian, thông qua đường dưới nền hoặc qua vết nứt của tường nếu nhà sát nhau chúng cũng sẽ vào làm tổ trong nhà bạn và còn nhiều lí do khác có thể phát sinh mối.

=> Có thể bạn quan tâm: VÌ SAO TRONG NHÀ CÓ MỐI? 

CÁC HÌNH ẢNH VỀ CON MỐI

Kích thước con mối chúa lớn, với nhiều đốt sống và 3 cặp chân 2 bên. Mối chúa nhìn như con sâu nhỏ màu trắng ngà

(Hình ảnh con mối chúa với phần thân dài chứa trứng)

Con mối đất có màu nâu sẫm, đầu nhỏ, thường xuất hiện trong các công trình xây dựng, âm tường

(Hình ảnh con mối đất màu nâu sậm, dài tầm 5-10mm, thường xuất hiện trong các nền móng công trình)

mối ăn gỗ tạo ra các đường hầm nổi trên các bề mặt vật dụng trong nhà

(Hình ảnh con mối ăn gỗ)

CÁC THẮC MẮC VỀ LOÀI MỐI CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Con mối sống được bao lâu?

Tuổi thọ trung bình của loài mối là trên 10 năm. Riêng mối chúa có thể sống lên đến 20-25 năm.

Con mối sống ở đâu?

Ngoài những thân cây, gỗ mục, nơi ở ưa thích của mối là những nơi có độ ẩm cao. Nên bạn có thể dễ dàng bắt gặp tổ mối ở chân tường nhà, góc bếp, móng nhà, gỗ ốp tường hay chân cầu thang và những nơi ẩm ướt như: nhà tắm, nhà mệ sinh hay các khe lún của công trình.

Trong 1 tổ mối bao nhiêu con mối chúa?

Thông thường, 1 tổ mối chỉ có 1 mối chúa phụ trách làm ''cỗ máy đẻ'' cho tổ mối. Tuy nhiên, trong trường hợp tổ mối lớn, quy mô được mở rộng, có thể phát sinh thêm từ 2-4 mối chúa để tăng thêm số lượng các mối thợ, mối lính cho đàn.

Có mối vua không?

Tất nhiên là có mối mối vua. Trong tổ mối, mối vua có quyền lực chỉ sau mối chúa. Ngoài giao phối với mối chúa để sinh sản và tiết ra chất pheroone để khẳng định đẳng cấp thì mối vua không còn vai trò gì. Vòng đời của mối vua khá tẻ nhạt.

Trong những năm đầu, mối vua đóng vai trò duy trì tổ để mối chúa đẻ trứng, sau khi có số lượng mối lính, mối thợ nhất định. Mối chúa sẽ phân chia vai trò lại và mối vua bắt đầu tận hưởng cuộc sống nhàn hạ của mình.

Mối có ăn phân của nhau không?

Việc này là sự thật nhưng chỉ ở những con mối non. Trong những giai đoạn đầu đời, mối non chưa có trùng roi phân giải cellulose, nên buộc chúng phải ăn phân của những con trưởng thành để duy trì cơ thể và sản sinh vi sinh vật cho đường ruột.

Mối thợ có sinh sản không?

Tuy có khả năng sinh sản nhưng số lượng chúng không nhiều. Những con mối không tiếp xúc với pheromone của mối chúa thì có thể mọc cánh và trở thành mối cánh.

Mối có biết bay không?

Chỉ có loài mối cánh mới biết bay. Tuy nhiên sau khi thăm dò xong địa hình mới để xây tổ mới, chúng cũng sẽ tự vặn cánh đến khi rơi ra để đánh dấu lại vị trí và không thể bay tiếp tục.

=> Có thể bạn quan tâm: Địa chỉ diệt mối tận gốc uy tín

Danh mục tin tức

Từ khóa